GIAO LINH

Giao Linh tên thật là Đỗ Thị Sinh; sinh ngày 8 tháng 9 năm 1949 là một ca sĩ nhạc vàng Việt Nam. Bà được báo chí Sài Gòn trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 tặng cho biệt danh là Nữ hoàng sầu muộn do tiếng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn của bà.

Giao Linh sinh ra tại Sài Gòn trong một gia đình nghèo gồm bảy anh chị em nhưng không ai tham gia lĩnh vực nghệ thuật. Bà đam mê ca hát từ thuở nhỏ, và mẹ bà vẫn lén mời thầy về dạy nhạc cho bà dù rằng người cha không đồng ý. Trong một chuyến đi chơi Đà Lạt vào năm 1965, khi Giao Linh bày tỏ ước muốn ca hát của mình với người bạn thân và xin tư vấn đặt nghệ danh thì người bạn gợi ý tên “Giao Linh” vì tin rằng “nghệ danh này sẽ gặp nhiều may mắn”.

Giao Linh bắt đầu sự nghiệp ca hát kể từ dấu mốc giành huy chương vàng khi đại diện đoàn Air Vietnam tham dự chương trình văn nghệ của đoàn “Kim Hoàng – Như Mai” vào năm 1966. Trong một buổi giao lưu văn nghệ năm 1966, nhạc sĩ Thu Hồ nghe được giọng hát Giao Linh và cho bà cơ hội lên hãng đĩa Continental để thử giọng vào ngày hôm sau. Thành công ở buổi thử giọng giúp Giao Linh kí được với hãng Continental hợp đồng thu đĩa độc quyền trong ba năm. Sau khi hết hạn hợp đồng, Giao Linh tiếp tục cộng tác với các hãng đĩa khác cũng như ra mắt băng nhạc “Sơn Ca 6” với riêng giọng ca của mình.

Năm 1982, Giao Linh rời Việt Nam sang Canada để đoàn tụ với gia đình. Bà kết hôn năm 1987 và về sau thì sang định cư ở San Jose, California, Hoa Kỳ. Bà đi hát nhiều nơi và thu âm nhiều băng đĩa cho các trung tâm ca nhạc.

Năm 2000, Giao Linh trở về Việt Nam biểu diễn.

Giao Linh và chồng từng gặp gỡ nhau từ năm bà mới 17 tuổi, nhưng phải đến hai mươi năm sau thì hai ông bà mới về chung tổ ấm. Tuy không làm văn nghệ nhưng chồng Giao Linh là người sẻ chia, đồng cảm với bà trong bước đường nghệ thuật. Dù Giao Linh không có con ruột nhưng bà và các con riêng của chồng đều dành những tình cảm tốt đẹp cho nhau.

*Một số album của bà và một số có góp mặt giọng ca của bà:

  • Diễm Ca:
    • Băng Diễm Ca 2
  • Kim Đằng:
    • Băng Kim Đằng 1 (1973)
    • Băng Kim Đằng 2
    • Băng Kim Đằng 3
    • Băng Kim Đằng 4
    • Băng Kim Đằng 5
    • Băng Kim Đằng: Tình ca Nhạc Tuyển 1 (1974)
  • Shotguns:
    • Băng shotguns 7 : Yêu (1970)
  • Nhã Ca :
    • Băng Nhã Ca 7
    • Băng Nhã Ca 9 : Ngày về kẻ bụi đời
  •  Phạm Mạnh Cương:
    •  Băng Phạm Mạnh Cương 2 : Hoa với nghệ sĩ (1970)
  • Premier:
    • Băng Premier 1: Tìm về kỉ niệm
    • Băng Premier 2: Một thuở yêu nhau
    • Băng Premier 3: Thuở ban đầu (1972)
    • Băng Premier 4: Kể chuyện tình yêu (1973)
    • Băng Premier 5: Quê hương và người tình
    • Băng Premier 6
  • Song Ngọc:
    • Băng Song Ngọc 1 (1973)
    • Băng Song Ngọc 2 (1973)
    • Băng Song Ngọc 3 (1973)
    • Băng Song Ngọc 4 (1973)
    • Băng Song Ngọc Xuân: Mùa xuân hạnh phúc (1973)
  • Trường Sơn:
    • Băng Trường Sơn 3: Người tình và quê hương
    • Băng Trường Sơn 7: Quê hương – Mùa trăng – Mùa thu
  • Trường Hải:
    • Băng Trường Hải 3 (1970)
    • Băng Trường Hải 4
    • Băng Trường Hải 6
    • Băng Trường Hải 7
    • Băng Trường Hải 9
    • Băng Trường Hải 10
    • Băng Trường Hải 14: Chương trình khiêu vũ
    • Băng Trường Hải 16
  • Thương Ca:
    • Băng Thương Ca 1
    • Băng Thương Ca 6
    • Băng Thương Ca 7
    • Băng Thương Ca 8
    • Băng Thương Ca 9 (1974)
    • Băng Thương Ca nhạc tuyển
  • Sơn Ca:
    • Băng Sơn Ca 1: Những chuyến đi mùa ly loạn (1971)
    • Băng Sơn Ca 2: Xuân 72 – Xuân hạnh phúc, xuân nhớ nhau(1972)
    • Băng Sơn Ca 3: Mừng Giáng Sinh, tình yêu và thanh bình(1973)
    • Băng Sơn Ca 6: Giao Linh (riêng giọng hát Giao Linh)
  • Sóng Nhạc:
    • Băng Sóng Nhạc 1 (1973)
    • ===

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *