CHẾ LINH

Chế Linh chào đời và lớn lên ở làng Hữu Đức, tỉnh Phan Rang, bố mẹ anh là người Chàm. Bố anh mất sớm khi anh mới được 4 tuổi và mẹ anh cũng qua đời vào năm 1979. Anh là con giữa trong gia đình có 3 người con, anh trai và em gái anh còn ở Việt Nam. Sau khi học hết bậc tiểu học Pháp ở trường làng và được các linh mục Pháp trong trường hướng dẫn về căn bản nhạc lý, Chế Linh theo học tiếp bậc trung học tại trường Bồ Đề, Phan Rang.

Tháng 8 năm 59 anh quyết định vào Sài Gòn một mình thay vì lên Đà Lạt hoặc Nha Trang như ý muốn của gia đình. Tại Sài Gòn, anh đã trải qua biết bao nhiêu cực khổ đi mưu kế sinh nhai, từ làm đầu bếp, giữ trẻ. Anh rất chịu khó, siêng năng trau dồi kiến thức cho bản thân của mình trong những hoàn cảnh vô cùng cực khổ trong đời. Năm 1962, anh đã gặp lại vị linh mục người Pháp đã dạy anh trước kia ở trong làng, từ vùng Cao Nguyên Ban Mê Thuộc về Sài Gòn. Vị linh mục này nhận nuôi anh và khuyến khích anh theo học tiếp. Một thời gian sau anh về ở với người anh, cho đến lúc này Chế Linh mới liên lạc với gia đình để sau đó nhận được thêm tiền của bố mẹ anh gửi lên cho ăn học tiếp. Với sự chỉ dẫn của người cháu họ, Chế Linh đã cố gắng và nhảy lớp để bắt kịp tuổi. Sau khi thi rớt tú tài ban Văn Chương vào cuối năm 1962, anh không phải nhập ngũ vì chính sách thời đó miễn dịch cho người Chàm. Người anh bà con có ý định giới thiệu Chế Linh với cô em vợ để đi đến việc hôn nhân nhưng anh không bằng lòng. Mẹ anh cũng muốn như vậy và một lần nữa Chế Linh bỏ nhà ra đi. Một thời gian sau, Chế Linh được Duy Khánh hướng dẫn bước vào lãnh vực ca nhạc để sau này trở nên một ca sĩ tên tuổi. Từ ngày đó đến nay, cuộc đời ca hát của anh đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Hiện nay, Chế Linh cự ngụ tại Toronto, điều hành một phòng thu thanh riêng và cộng tác với một số trung tâm băng nhạc và video tại Hoa Kỳ.

1964-65: Thu rất nhiều dĩa hát
1972: Ðoạt giải Kim Khánh – Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca – do Nhật Báo Trắng Ðen tổ chức.
1972: Mùa hè đỏ lửa – chính phủ VNCH cấm hát vì tiếng hát không phù hợp với anh em chiến sĩ.
1975: Hy vọng được “giải phóng” tiếng hát của mình, nhưng ngược lại bị bắt bỏ tù tại Sông Mao, Mỹ Ðức với tội phản động.
1978: ra tù sau 28 tháng biệt giam.
1980: Vượt biên sang Mã Lai, sau đó định cư tại Toronto, Canada
Hiện Tại: Vẫn ca hát và viết nhạc
Source: Trường Kỳ, VietMedia, CheLinh

Tác phẩm sáng tác
Đêm buồn tỉnh lẻ (1962 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Bài ca kỷ niệm (1962 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Đếm bước cô đơn (1963 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Thương Hận (1966 – đồng sáng tác với Hồ Đình Phương)
Lời thương chưa ngỏ (1966)
Ngày đó xa rồi (1967)
Xin làm người xa lạ (1967)
Nỗi buồn sa mạc (1968 – đồng sáng tác với Tuấn Lê)
Lời kẽ đăng trình (1968)
Trong tầm mắt đời (1968)
Đoạn cuối tình yêu (1968)
Đoạn khúc đọan trường (1969)
Mai lỡ mình xa nhau (1969)
Khu Phố ngày xưa (1969)
Nụ Cười Chua Cay (1970 – đồng sáng tác với Song An)
Mưa bên song cửa (1972)
Người về trong chiêm bao (1973)
Xin yêu tôi bằng tình người (1974)
Mua buồn tỉnh lẻ (1972 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Tình khúc đoạn trường 2 (1976)
Tâm tư kẻ tù (1976)
Lời lữ khách (1980)
Sao đổi ngôi (1976)
Xuân quê hương xuân lạc xứ (1980)
Như giọt sương mai (1980)
Ngày đó quê hương tôi (1980)
Tôi đẽ hát, sẽ hát, ta phải hát (1980)
Vùng trời đó tôi thương (1980)
Đêm trên đường phố lạ (1984)
Em trên đời ngẫn ngơ (1995)
Hết rồi (1996 – đồng sáng tác với Anh Hoàng)
Mù (1997 Tú Nhi)
Cứ tưởng còn trong tay (1998)
Một trời thương nhớ (2000)
Một góc phố buuồn (2002)
Thành phố buồn 2 (2002)
Nỗi buồn của tôi (2002)
Bài ca không tựa (2002)

Giải thưởng
1972: Đoạt giải Kim Khánh – Huy chương vàng – Nam Ca sĩ

===

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *